Chú thích Tạ Quang Cự

  1. Việt Nam sử lược/Quyển II/Cận kim thời đại/Chương III
  2. Năm sinh chép theo Đại Nam chính biên liệt truyện (quyển 17). Sách Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam ghi Tạ Quang Cự sinh năm 1771.
  3. Sách Đại Nam dư địa chí ước biên chép Sơn Âm ở phía Bắc huyện Phụng Hóa, tỉnh Ninh Bình (Nhà xuất bản Văn Học, 2003, tr. 303). Theo Nguyễn Phan Quang thì ngày nay Sơn Âm và Thạch Bi là hai mường lớn nhất của tỉnh Hòa Bình (tr. 223).
  4. Thẩm Bát nay thuộc xã Ân Quang cách thị trấn Bảo Lạc 25 cây số về hướng Đông Nam.
  5. Chép theo Đại Nam chính biên liệt truyện (quyển 17, tr. 355). Sách Quốc triều chính biên toát yếu (quyển 5) ghi việc xảy ra vào tháng 3 năm Mậu Thân (1848), và lời tâu là của Đông các Đại học sĩ Võ Xuân Cẩn. Sách Việt Nam sử lược cũng ghi là của Võ Xuân Cẩn, nhưng lại vào năm 1847 (tr. 457). Rất có thể, nhân lời tâu của Võ Xuân Cẩn vào năm trước, nay (1849) Tạ Quang Cự xin gia ơn thêm.
  6. Nguyễn Phúc Mỹ Đường (tức Hoàng tôn Đán), con Nguyễn Phúc Cảnh. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện (sơ tập, quyển 2) thì: "Năm Minh Mạng thứ năm (1824), có người bí mật tố cáo rằng Mỹ Đường thông dâm với mẹ ruột là Tống thị. Tống thị vì thế bị (Lê Văn Duyệt) dìm nước cho chết, còn Mỹ Đường thì phải giao trả hết ấn tín và dây thao, đồng thời bị giáng xuống làm thứ dân, con trai con gái chỉ được biên chép phụ ở phía sau sổ tôn thất".
  7. Do Lê Duy Lương dấy binh, cho nên vua Minh Mạng truyền bắt dòng dõi nhà Lê đem đày vào ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (Việt Nam sử lược, tr. 442).

Liên quan